Chủ Nhật, 22 tháng 10, 2017

Để được cấp chứng chỉ ISO 9001


 

   Bước 1: Ra quyết định thực hiện
HTQLCL hiện tại của công ty có đáp ứng được yêu cầu quản lý, giám sát và kiểm tra hay không? Công ty có nhất thiết phải thay đổi HTQLCL hiện tại theo tiêu chuẩn ISO hay không? Nếu cần, ban lãnh đạo tổ chức nhất định phải có những hiểu biết về ISO. Vì vậy, khi quyết định xây dựng lại một HTQLCL theo đúng tiêu chuẩn ISO 9001, công ty cần tìm hiểu về ISO thông qua các khóa đào tạo nhận thức về ISO.
   Bước 2: Chọn người đại diện cho công ty
HTQLCL đạt chuẩn ISO yêu cầu phải có người chịu trách nhiệm chính. Vì vậy, công ty cần cử ra người đại diện làm lãnh đạo chất lượng (QMR). Lãnh đạo chất lượng phải là người am hiểu về ISO 9001 để có thể áp dụng có hiệu quả HTQLCL đạt chuẩn vào hệ thống hiện có của công ty. Đây còn là người thực hiện các cuộc đánh giá nội bộ ISO 9001 định kỳ hàng tháng.
   Bước 3: Xây dựng kế hoạch thực hiện
Sau khi xem xét các điều khoản và yêu cầu của HTQLCL theo chuẩn ISO, tổ chức cần kiểm tra xem mình có thể đáp ứng những yêu cầu nào? Còn thiếu những điều khoản nào? Có thể thay đổi để đáp ứng điều khoản đó hay không? Nếu có thể thì cần phải làm những việc làm gì? Khối lượng công việc ra sao? Ai sẽ phụ trách? Tất cả những câu hỏi đó phải có câu trả lời và được thực hiện theo từng bước một. Đó được gọi là kế hoạch thực hiện. Có được kế hoạch thực hiện rồi, tổ chức cũng dễ dàng xác định được thời gian đánh giá chứng nhận.
 Bước 4: Thông báo trong nội bộ
Sau khi đã xây dựng được kế hoạch thực hiện việc áp dụng tiêu chuẩn ISO, các thành viên trong tổ chức cần phải biết kế hoạch này. Sẽ có nhiều ý kiến trái chiều trong việc thay đổi theo HTQLCL theo chuẩn ISO. Bạn cần phải giải thích rõ để mọi người biết kế hoạch và thực hiện (đối với các bộ phận trực tiếp chịu ảnh hưởng) hoặc hỗ trợ (đối với các bộ phận có liên quan).
   Bước 5: Viết tài liệu ISO 9001 cho tổ chức
Tiêu chuẩn ISO 9001 đòi hỏi phải có hệ thống các tài liệu bắt buộc. Việc viết các tài liệu này sẽ làm tốn nhiều thời gian và công sức, nhưng nó cũng trả lời được câu hỏi: “Tổ chức sẽ được gì sau khi áp dụng HTQLCL chuẩn ISO 9001”? Sẽ có các mẫu sẵn có để bạn tham khảo và dựa vào đó để viết theo sao cho phù hợp và đúng với điều kiện thực tế của tổ chức. Mỗi một hạng mục, lại có nhiều mẫu để bạn tham khảo. Việc lựa chọn các mẫu này sao cho phù hợp cũng rất quan trọng. Nó phải đáp ứng được việc xây dựng và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001.
   Bước 6: Áp dụng vào thực tế
Tài liệu đã được viết ở bước 5 phải được thông báo đến các phòng, ban có liên quan để triển khai thực hiện. Trong quá trình đó, các quy trình làm việc mới có thể làm phát sinh ra một số vấn đề. Những vấn đề đó phải được ghi chép lại thành một hướng dẫn thực hiện chi tiết công việc. Việc này phải được chính những nhân viên trực tiếp làm công việc đó viết ra.
Bước 7: Đánh giá nội bộ
Ở bước 2, tổ chức đã cử người làm đại diện, có hiểu biết nhất định về ISO. Sau tất cả các bước thực hiện, ISO 9001 yêu cầu tổ chức phải đánh giá nội bộ định kỳ hàng tháng để biết được chất lượng công việc sau khi áp dụng HTQLCL ISO 9001. Đây là việc làm cần thiết và quan trọng trước khi được đánh giá chứng nhận ISO 9001.
   Bước 8: Đăng ký ISO 9001
ISO sẽ ủy quyền cho một tổ chức có đủ năng lực để đánh giá HTQLCL của tổ chức bạn đang làm. Nếu đủ các điều kiện, điều khoản mà ISO đưa ra trong từng hạng mục và điều khoản, tổ chức của bạn sẽ được cấp giấy chứng nhận ISO. Nếu chưa đủ điều kiện, bạn tiếp tục phải thay đổi lại cho phù hợp. Vì vậy, bạn phải chọn được tổ chức kiểm định và chứng nhận phù hợp với tổ chức của bạn để việc đăng ký ISO không mất nhiều thời gian.
   Bước 9: Nhận chứng chỉ ISO
Để nhận được giấy chứng nhận, tổ chức của bạn phải được tổ chức chứng nhận ISO ủy quyền đánh giá chất lượng. Họ thấy đã đạt các tiêu chí sẽ cấp giấy chứng nhận cho tổ chức. Nghĩa là, tổ chức của bạn phải vượt qua được kỳ đánh giá. Một vấn đề khó trong bước này là nhân viên trong tổ chức của bạn có thể sẽ không quen với việc đánh giá của người bên ngoài tổ chức. Vì vậy, bạn cần phổ biến đến nhân viên, hướng dẫn họ cách thức tương tác, phối hợp với chuyên gia đánh giá để cuộc đánh giá diễn ra hoàn hảo.
   Bước 10: Duy trì sau khi được cấp chứng chỉ ISO 9001

Việc nhận được chứng chỉ chưa phải là bước cuối cùng, việc duy trì chứng chỉ này sẽ giúp tổ chức đạt được nhiều lợi ích. Từ việc áp dụng HTQLCL đạt tiêu chuẩn sẽ nâng cao hiệu quả làm việc của tổ chức. Đây còn là một trong những yếu tố để đối tác của tổ chức cân nhắc và lựa chọn để hợp tác. Trong quá trình hoạt động, tổ chức cần cải tiến liên tục các quy trình và hệ thống của mình cho phù hợp với tình hình thực tiễn, làm cơ sở để tiếp tục duy trì ISO.
****************************************************************************

Thứ Năm, 21 tháng 9, 2017

Thuốc bảo vệ thực vật _VIETCERT

Định nghĩa

Thuốc bảo vệ thực vật là gì? Thuốc bảo vệ thực vật là những hợp chất độc có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp hóa học được dùng trong nông nghiệp để phòng chống các đối tượng gây hại cho cây trồng và nông sản trên đồng ruộng, vườn tược và kho tàng được gọi chung là thuốc bảo vệ thực vật.

Phân loại thuốc Bảo vệ thực vật (BVTV)

Thuốc bảo vệ thực vật có rất nhiều loại khác nhau (khoảng trên 10.000 hợp chất độc) và có nhiều cách phân loại khác nhau.
  • Phân loại thuốc BVTV theo đối tượng diệt trừ

- Thuốc trừ sâu
- Thuốc trừ bệnh
- Thuốc trừ vi khuẩn
- Thuốc trừ tuyến trùng
- Thuốc trừ nhện
- Thuốc trừ ốc sên
- Thuốc trừ chuột
- Thuốc trừ cỏ dại…
  • Phân loại theo cách xâm nhập của thuốc vào cơ thể dịch hại

- Thuốc vị độc: Gây độc qua đường tiêu hóa
- Thuốc tiếp xúc: Gây độc qua da, qua vỏ cơ thể
- Thuốc xông hơi: Gây độc qua đường hô hấp…
* Phân loại theo nguồn gốc và thành phần hóa học có:
- Thuốc hóa học vô cơ
- Thuốc hóa học tổng hợp hữu cơ
- Thuốc thảo mộc…

 Các dạng thuốc bảo vệ thực vật

- Thuốc dạng sữa: EC, ND
- Thuốc dạng bột thấm nước: WP, BTN, BHN
- Thuốc bột: D
- Thuốc dạng hạt: G, H
- Thuốc dạng dung dịch: SL, DD
- Thuốc dạng bột tan trong nước: SP
- Thuốc dạng dung dịch huyền phù: SC
- Thuốc phun lượng cực nhỏ: ULV

 Quy định độ độc của thuốc bảo vệ thực vật

Việt Nam hiện áp dụng nguyên tắc phân loại của Tổ Chức Y Tế Thế Giới. 
LD50 (trên chuột) cấp tính của thành phẩm (mg/kg).

Bảng màu: Theo quy định nhãn thuốc phải có băng màu tương ứng với độc của thuốc.
(1) Nhóm Ia, Ib: Băng màu đỏ (code PMS red 199C)
(2) Nhóm II: Băng màu vàng (code PMS yellow C)
(3) Nhóm III: Băng màu xanh da trời (code PMS blue 293 C)
(4) Nhóm IV: Băng màu xanh lá cây (code PMS green 347 C)

Các hình tượng biểu thị độ độc trên nhãn thuốc BVTV (theo quy định của Việt Nam)

 Một số ký hiệu trên bao bì, nhãn mác của thuốc bảo vệ thực vật


Ký hiệu đeo gang tay khi sử dụng thuốc
Ký hiệu đeo găng tay khi sử dụng thuốc
Đeo mặt nạ hoặc kính khi sử dụng thuốc Đeo khẩu trang khi sử dụng thuốc
Đeo mặt nạ hoặc kính khi sử dụng thuốc - Đeo khẩu trang khi sử dụng thuốc
Rửa tay sạch Thuốc độc với cá Thuốc độc với gia súc
Rửa tay sạch Thuốc độc với cá Thuốc độc với gia súc
Rửa tay sạch Thuốc độc với cá Thuốc độc với gia súc
Mặc quần áo dài tay khi sử dụng thuốc - Đeo ủng khi sử dụng thuốc
Mặc quần áo dài tay khi sử dụng thuốc - Đeo ủng khi sử dụng thuốc
Mặc quần áo dài tay khi sử dụng thuốc - Đeo ủng khi sử dụng thuốc

Cách đọc tên thuốc bảo vệ thực vật

- Trên bao bì thuốc bảo vệ thực vật có ghi tất cả các thông tin của thuốc như: tên thương mại, dạng thuốc, tên hoạt chất, độ độc, đối tượng phòng trừ của thuốc và hướng dẫn sử dụng.
Ví dụ: Thuốc Pegasus 500 SC
- Pegasus: là tên thương mại của thuốc
- 500 là hàm lượng hoạt chất
- SC: là dạng thuốc dung dịch huyền phù
- Hoạt chất: là Diafenthioron
Thuốc trừ sâu Pegasus 500 SC
Thuốc trừ sâu Pegasus 500 SC
Mẫu thuốc Pegassus
- Công dụng: đặc trị sâu, nhện có tính kháng thuốc, sâu tơ, sâu xanh, bọ phấn, nhện đỏ… cho các loạicây rau màu, dưa, cà chua, bông vải và cây cảnh…
- Thời gian cách ly: 3 ngày
- Công ty sản xuất: Syngenta
- Độ độc: Biểu thị bằng băng màu xanh lá cuối bao thuốc là độc thuộc nhóm thấp nhất (cẩn thận)

 Quy tắc đảm bảo an toàn khi dùng thuốc bảo vệ thực vật

- Thuốc bảo vệ thực vật là những chất độc có khả năng gây độc cho người, gia súc, sinh vật có ích và môi trường sống nếu không thực hiện những quy tắc đảm bảo an toàn trong suốt quá trình bảo quản, sử dụng và vận chuyển…

NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

- Khi sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật, cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản đó là nguyên tắc 4 đúng:
* Đúng thuốc: Mỗi loại thuốc chỉ trừ được một số dịch hại nhất định, nhất là thuốc có tính chọn lọc. Yêu cầu chọn phải đúng đối tượng phòng trừ, trong đó ưu tiên thuốc trừ đặc hiệu và các thuốc có tác dụng tương tự.
* Đúng lúc: Đó là lúc dịch hại dễ mẫm cảm và dễ chết nhất (tuổi sâu nhỏ 1 - 2, sâu lột xác, trứng nở hoặc bệnh mới xuất hiện, cỏ mới mọc…). Khi cây và thiên địch an toàn nhất và đúng vào thời điểm trong ngày tốt nhất: trời quang khô ráo, lặng gió, tránh lúc nắng to… Với thuốc nội hấp nên phun vào buổi sáng sớm vì cây hấp thụ dễ hơn.
* Đúng liều lượng, nồng độ: Mỗi loại thuốc bảo vệ thực vật đều có quy định sử dụng nồng độ và liều lượng trừ dịch hại đạt hiệu quả, an toàn đối với người và cây trồng. Liều lượng này tính bằng gam, kg hoạt chất a.i hay thuốc thương phẩm cho một đơn vị diện tích hoặc thể tích nhất định. Yêu cầu người sử dụng phải cân đong chính xác, tránh tùy tiện, ước lượng gây lãng phí tiền bạc và những hậu quả đáng tiếc cho vật nuôi, cây trồng và môi trường.
* Đúng cách: Mỗi loại thuốc thương phẩm có kỹ thuật sử dụng riêng nhất thiết phải tuân thủ.
- Với loại thuốc bột: Yêu cầu phải phun hoặc rắc đều trên diện tích quy định. Trường hợp thuốc bột ít, có thể trộn thêm đất bột hoặc cát khô để rắc cho đều.
- Với loại thuốc phun dạng lỏng: Yêu cầu cân đong pha chế cẩn thận (thuốc và nước thường tính cho bình phun), đổ ít nước vào bình rồi đổ nước khuấy đều cho tan sau đó đổ hết lượng nước quy định. Khi phun cần phun kỹ, đều, tập trung vào nơi có dịch hại.

****************************************************************************

Hệ thống quản lý chất lượng trong điều kiện sx thuốc bảo vệ thực vật - nghị định 66

c) Về hệ thống xử lý chất thải
- Hệ thống xử lý khí thải đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 19:2009/BTNMT về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 20:2009/BTNMT về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ;
- Hệ thống xử lý nước thải đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 07:2009/BTNMT về ngưỡng chất thải nguy hại và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 40:2011/BTNMT về nước thải công nghiệp;
- Hệ thống xử lý chất thải rắn đáp ứng quy định tại Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu.
4. Về hệ thống quản lý chất lượng
a) Cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật phải có hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 hoặc tương đương;
b) Có phòng thử nghiệm kiểm tra chất lượng sản phẩm áp dụng theo ISO 17025:2005 hoặc tương đương.
Chúng tôi cung cấp hoạt động Chứng nhận Hợp quy thuốc Bảo vệ thực vật với thủ tục đơn giản, thời gian nhanh chóng nhất hiện nay.
VietCert cung cấp dịch vụ Chứng nhận hợp quy thuốc bảo vệ thực vật đến khách hàng sản xuất và nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật trên toàn quốc.
Hãy liên hệ trung tâm chứng nhận hợp quy thuốc bảo vệ thực vật để được hỗ trợ tốt nhất

****************************************************************************

Điều kiện về xưởng và kho bảo quản thuốc bảo vệ thực vật

2. Về nhà xưởng, kho bảo quản thuốc bảo vệ thực vật
a) Nhà xưởng, kho bảo quản thuốc bảo vệ thực vật được bố trí trong khu công nghiệp đáp ứng quy định của khu công nghiệp. Nhà xưởng, kho bảo quản thuốc bảo vệ thực vật ngoài khu công nghiệp khi xây dựng phải cách trường học, bệnh viện, chợ tối thiểu 500 m;
b) Đảm bảo yêu cầu của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5507:2002 Hóa chất nguy hiểm - Quy phạm an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển.
3. Về thiết bị
a) Về thiết bị sản xuất
- Có thiết bị, dây chuyền sản xuất hoạt chất, thuốc kỹ thuật, sản xuất thành phẩm thuốc từ thuốc kỹ thuật và đóng gói thuốc bảo vệ thực vật;
- Có thiết bị đạt yêu cầu về an toàn theo quy định tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5507:2002 Hóa chất nguy hiểm - Quy phạm an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển.
b) Về phương tiện vận chuyển và bốc dỡ đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành đối với hàng nguy hiểm; phương tiện vận chuyển có hình đồ cảnh báo, báo hiệu nguy hiểm

Chúng tôi cung cấp hoạt động Chứng nhận Hợp quy thuốc Bảo vệ thực vật với thủ tục đơn giản, thời gian nhanh chóng nhất hiện nay.
VietCert cung cấp dịch vụ Chứng nhận hợp quy thuốc bảo vệ thực vật đến khách hàng sản xuất và nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật trên toàn quốc.
Hãy liên hệ trung tâm chứng nhận hợp quy thuốc bảo vệ thực vật để được hỗ trợ tốt nhất

****************************************************************************

Chủ Nhật, 17 tháng 9, 2017

Tổng quan thuốc bảo vệ thực vật

THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT


Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) là tên gọi chung để chỉ các hoá chất dùng trong nông nghiệp, lâm nghiệp nhằm mục đích diệt sâu bệnh, cỏ dại, côn trùng và động vật gặm nhấm để bảo vệ sản xuất và bảo quản nông lâm sản.

* Phân loại thuốc bảo vệ thực vật

Có nhiều cách phân loại thuốc BVTV, trong đó có bốn cách phân loại chủ yếu sau đây.

Phân loại theo mục đích sử dụng.

Nhóm các chất trừ sâu, trừ nhện, trừ côn trùng gây hại:

+ Nhóm các chất trừ sâu có chứa Clo: DDT, Clodan

+ Nhóm các chất trừ sâu có chứa phốt pho: Wophatox, Diazinon, Malathion, Monitor...

+ Nhóm các hợp chất cacbamat: Sevin, Furadan, Mipcin, Bassa

+ Nhóm các hợp chất sinh học: Pyrethroid, Permetrin..

Nhóm các chất trừ nấm, trừ bệnh, trừ vi sinh vật gây hại:

+ Các hợp chất chứa đồng

+ Các hợp chất chứa lưu huỳnh

+ Các hợp chất chứa thuỷ ngân

+ Một số loại khác

Nhóm các chất trừ cỏ dại, làm rụng lá, kích thích sinh trưởng:

+ Các hợp chất chứa Phênol (2,4- D)

+ Các hợp chất của axits propyoníc (Dalapon)

+ Các dẫn xuất của cacbamat (ordram)

+ Triazin

Nhóm các chất diệt chuột và động vật gặm nhấm: Photphua kẽm và Warfarin

2. Phân loại theo nguồn gốc sản xuất và cấu trúc hoá học

Thuốc BVTV có nguồn gốc hữu cơ

+ Nhóm các chất trừ sâu có chứa Clo: DDT, Clodan

+ Nhóm các chất trừ sâu có chứa phốt pho: Wophatox, Diazinon, Malathion, + Monitor...

+ Nhóm các hợp chất cacbamat: Sevin, Furadan, Mipcin, Bassa

+ Các chất trừ sâu thuỷ ngân hữu cơ

+ Các dẫn xuất của hợp chất nitro

+ Các dẫn xuất của urê

+ Các dẫn xuất của axít propioníc

+ Các dẫn xuất của axít xyanhydríc

Các chất trừ sâu vô cơ

+ Các hợp chất chứa đồng

+ Các hợp chất chứa lưu huỳnh

+ Các hợp chất chứa thuỷ ngân

+ Một số loại khác

+ Các chất trừ sâu có nguồn gốc thực vật là ancaloid, thực vật có chứa nicotin, anabazin, pyrethroid

4. Phân loại theo độ bền vững

Các hoá chất BVTV có độ bền vững rất khác nhau, nhiều chất có thể lưu đọng trong môi trường đất, nước, không khí và trong cơ thể động, thực vật. Do vậy các hoá chất BVTV có thể gây những tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khoẻ con người. Dựa vào độ bền vững của chúng, có thể sắp xếp chúng vào các nhóm sau:

- Nhóm chất không bền vững: Nhóm này gồm các hợp chất phốt pho hữu cơ, cacbamat. Các hợp chất nằm trong nhóm này có độ bền vững kéo dài trong vòng từ 1- 12 tuần.

- Nhóm chất bền vững trung bình: Các hợp chất nhóm này có độ bền vững từ 1- 18 tháng. Điển hình là thuốc diệt cỏ 2,4D (thuộc loại hợp chất có chưa Clo).

- Nhóm chất bền vững: các hợp chất nhóm này có độ bền vững từ 2- 5 năm. Thuộc nhóm này là các loại thuốc trừ sâu đã bị cấm sử dụng ở Việt Nam là DDT, 666 (HCH),.. Đó là các hợp chất Clo bền vững.

-Nhóm chất rất bền vững: Đó là các hợp chất kim loại hữu cơ, loại chất này có chứa các kim loại nặng như Thuỷ ngân (Hg), asen (As)... Các kim loại nặng Hg và As không bị phân huỷ theo thời gian, chúng đã bị cấm sử dụng ở Việt Nam.

5. Các dạng thuốc BVTV.

Các dạng thuốc phổ biến hiện nay

- Nhũ dầu (EC, ND)

- Huyền phù (FL, SC)

- Bột hòa nước (SP)

- Dạng bã (B)

- Dung dịch (L, SL, DD)

- Bột thấm nước (WP, BTN)

- Dạng hạt (G, H)

* Tác dụng của thuốc BVTV

a. Thuốc BVTV tác dụng tiếp xúc

Cách thông thường để kiểm soát sâu hại là phun thuốc BVTV lên sâu hại hoặc lên bề mặt đối tượng cần bảo vệ có sâu đi qua với một lượng đủ thấm qua lớp vỏ cơ thể sâu hại. Thuốc có tác dụng như vậy gọi là thuốc có tác dụng tiếp xúc.

b. Thuốc BVTV tác dụng vị độc

Thuốc có tác dụng vị độc được sử dụng ở dạng phun, bột rắc hay mồi độc và được dùng để diệt các loài có hại qua đường miệng của chúng. Các loài có hại ăn phải thuốc cùng với thức ăn qua miệng.

c. Thuốc BVTV tác dụng nội hấp

Một vài loại côn trùng như ve, rệp,...hút nhựa bằng miệng. Chúng dùng miệng nhỏ hình kim cắm vào cây trồng và hút nhựa. Loài côn trùng này rất khó diệt bằng loại thuốc có tác dụng tiếp xúc. Nhờ cách gây độc vào nguồn thức ăn của chúng là nhựa cây, chúng ta có thể đưa thuốc vào cơ thể côn trùng đó. Đó là cách gây tác dụng nội hấp.

d. Thuốc BVTV tác dụng xông hơi

Để loại trừ một số sâu hại ngũ cốc, bột mì, chúng ta phải áp dụng biện pháp xông hơi. Thuốc xông hơi được đưa vào khu vực cần xử lý ở dạng rắn, lỏng hoặc dạng khí. Thuốc lan toả khắp không gian có sâu hại và diệt sâu hại qua đường hô hấp.
https://www.youtube.com/watch?v=Eq-OH4aAenI



Trung tâm Giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert với đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm, đội ngũ kỹ thuật đông đảo, nhanh chóng, chuyên viên tư vấn nhiệt tình, hết mình vì khách hàng. Chúng tôi luôn sẵn sàng được phục vụ quý khách hàng.
****************************************************************************