Thứ Hai, 28 tháng 8, 2017

CHỨNG NHẬN HỢP QUY GẠCH




Gạch ốp lát, đá ốp lát là vật liệu xây dựng cần phải chứng nhận hợp quy, nhằm đảm bảo chất lượng đối với nhóm sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng sản xuất trong nước hay nhập khẩu  trước khi lưu thông trên thị trường.
Nhóm sản phẩm Gạch theo QCVN 16;2014/BXD gồm:
- Gạch Betong
- Gạch rỗng đất sét nung
- Gạch đặc đất sét nung
- Gạch Betong khí chưng áp
- Betong bọt khí chưng áp
2.Đối tượng áp dụng chứng nhận hợp quy gạch ốp lát, đá ốp lát theo QCVN16/BXD:
- Các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu;
- Các cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá có liên quan;
3. Hướng dẫn thực hiện chứng nhận hợp quy
- Liên hệ tới đơn vị được chỉđịnh để được tư vấn về sản phẩm;
- Điền thông tin vào bản “Đăng ký Chứng nhận”
- Mang hồ sơ lô hàng theo bản đăng ký tới văn phòng chứng nhận (Hợp đồng;Vận đơn;Hóa đơn…) đối với hàng nhập khẩu
- Thử nghiệm mẫu theo quy chuẩn;
- Khi đầy đủ bộ hồ sơ theo đăng ký, cùng với kết quả thử nghiệm mẫu đạt thì văn phòng chứng nhận sẽ cấp “Giấychứng nhận hợp quy "
- Nộp hồ sơ lên Sở xây dựng (tại địa phương) công bố hợp quy.
4. Phương thức chứng nhận:
 - Chứng nhận theo phương thức 5 cho đơn vị sản xuất trong nước;
 - Chứng nhận theo phương thức 7 và 8 cho đơn vị nhập khẩu;
 - Có thử nghiệm.
5. Thành phần hồ sơ công bố hợp quy gạch ốp, lát:
Bản công bố hợp quy;
Bản mô tả sơ bộ về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng (đặc điểm, tính năng, công dụng….);
Kết quả thử nghiệm tại phòng thí nghiệm được công nhận hoặc do cơ quan ban hành quy chuẩn chỉ định.
Quy trình sản xuất và kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng và áp dụng hoặc bản sao chứng chỉ  tiêu chuẩn ISO 9001 trong trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp quy có hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001.Kế hoạch giám sát định kỳ. Báo cáo đánh giá hợp quy kèm theo các tài liệu có liên quan.

****************************************************************************

Thứ Tư, 23 tháng 8, 2017

CHỨNG NHẬN HỢP QUY THIẾT BỊ ĐIỆN – ĐIỆN TỬ THEO QCVN 4:2009/BKHCN (SỬA ĐỔI 01:2016 QCVN 4:2009/BKHCN)

13 nhóm sản phẩm điện – điện tử phải chứng nhận hợp quy:
1.  Dụng cụ điện đun nước nóng tức thời
2.  Dụng cụ điện đun nước và chứa nước nóng
3.  Máy sấy tóc và các dụng cụ làm đầu khác
4.  Ấm đun nước
5.  Nồi cơm điện
6.  Quạt điện
7.  Bàn là điện
8.  Lò vi sóng
9.  Lò nướng điện, vỉ nướng điện (loại di động)
10.  Dây điện bọc nhựa PVC có điện áp danh định đến và bằng 450/750 V
11.  Dụng cụ điện đun nước nóng kiểu nhúng
12.  Dụng cụ pha chè hoặc cà phê
13.  Máy sấy khô tay
- Quy trình chứng nhận hợp quy hàng nhập khẩu.
Bước 1:
- Đăng ký kiểm tra chất lượng tại chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng nơi có cửa khẩu/ cảng nhập hàng
Hồ sơ gồm: Giấy đăng ký theo mẫu 4 bản và hồ sơ nhập khẩu (contract, Invoice, Packing list, Bill, CO); giấy giới thiệu
- Đăng ký chứng nhận hợp quy tại Vietcert
Hồ sơ gồm: Giấy đăng ký theo mẫu và hồ sơ nhập khẩu (contract, Invoice, Packing list, Bill, CO)
Bước 2: Sử dụng 2 giấy đăng ký ở bước 1 để mở tờ khai và làm việc với Hải quan rồi đưa hàng về kho bảo quản trong thời gian chờ kết quả kiểm tra.
Bước 3: Vietcert xuống kiểm tra và lấy mẫu đại diện cho lô hàng
Bước 4: Thử nghiệm mẫu theo yêu cầu của Quy chuẩn QCVN 4:2009/BKHCN (SỬA ĐỔI 01:2016 QCVN 4:2009/BKHCN)
- Thử nghiệm 32 chỉ tiêu: 4 - 5 ngày làm việc
- Thử nghiệm 4 chỉ tiêu: 1-2 ngày làm việc
Bước 5: Có kết quả thử nghiệm đạt yêu cầu sẽ cấp giấy chứng nhận hợp quy cho lô hàng
Bước 6: Bổ sung giấy chứng nhận được cấp bởi Vietcert ở Bước 5 và một số giấy tờ khác theo yêu cầu cho Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng đã nộp ở bước 1 để nhận Thông báo
Bước 7: Nộp thông báo cho hải quan để thông quan hàng
****************************************************************************

NĂNG LỰC ĐẦY ĐỦ CỦA VIETCERT TRONG CHỨNG NHẬN HỢP QUY THỨC ĂN CHĂN NUÔI

Vietcertlà tổ chức chứng nhận phù hợp của Việt Nam được Cục Chăn Nuôi ủy quyền và  NBSP, là cơ quan kiểm tra và NBSP, xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi gia súc gia cầm nhập khẩu theo quyết định số 43/QĐ-CN-6/3/2013

Kiểm tra thức ăn chăn nuôi nhập khẩu, Chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001
Trung tâm giám định và chứng thực hợp chuẩn hợp quy – Vietcert là Tổ chức chứng thực của Việt Nam được Tổng cục chương trình làm cầu đường Chất lượng – Bộ Khoa học Công nghệ cấp phép hoạt động theo Giấy chứng thực số 33/CN với chức năng nhiệm vụ chính: chứng thực sản phẩm phù hợp chương trình Việt Nam ( TCVN ) , chương trình ngoại bang (JIS, ASTM, GOST, GB…) , chương trình lĩnh vực (EN,CEN, …) và chương trình quốc tế (ISO, IEC,..); chứng thực sản phẩm , hàng hóa phù hợp Quy chuẩn Kỹ thuật; chứng thực các hệ thống quản lý phù hợp chương trình ISO 9001 , ISO 14001 , ISO 22000 , HACCP. Chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001.
****************************************************************************

Sản phẩm thiết bị điện- điện tử phải chứng nhận hợp quy

-    Dụng cụ điện đun nước nóng tức thời phải phù hợp với quy định tại TCVN 5699-2-35:2007 (IEC 60335-2-35 :2005) Thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tương tự. Yêu cầu cụ thể đối với bình đun nước nóng nhanh.

-     Dụng cụ điện đun nước và chứa nước nóng phải phù hợp với quy định tại TCVN 5699-2-21:2007 (IEC 60335-2-21:2004) Thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tương tự. Yêu cầu cụ thể đối với bình đun nước nóng có dự trữ.

 Máy sấy tóc và các dụng cụ làm đầu khác phải phù hợp với quy định tại TCVN 5699-2-23:2007(IEC 60335-2-23 :2005) Thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tương tự. Yêu cầu cụ thể đối với thiết bị dùng để chăm sóc da hoặc tóc.

-     Ấm đun nước phải phù hợp với quy định tại TCVN 5699-2-15:2007 (IEC 60335-2-15 :2005) Thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tương tự. Yêu cầu cụ thể đối với thiết bị đun chất lỏng.

-     Nồi cơm điện phải phù hợp với quy định tại TCVN 5699-2-15:2007 (IEC 60335-2-15 :2005) Thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tương tự. Yêu cầu cụ thể đối với thiết bị đun chất lỏng.

 Quạt điện phải phù hợp với quy định tại TCVN 5699-2-80:2007 (IEC 60335-2-80:2005) Thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tương tự. Yêu cầu cụ thể đối với quạt điện.

-     Bàn là điện phải phù hợp với quy định tại TCVN 5699-2-3:2006 (IEC 60335-2-3 :2005) Thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tương tự. Yêu cầu cụ thể đối với bàn là điện.

-     Lò vi sóng phải phù hợp với quy định tại TCVN 5699-2-25:2007 (IEC 60335-2-25 :2005) Thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tương tự. Yêu cầu cụ thể đối với lò vi sóng, lò vi sóng kết hợp.

-     Lò nướng điện, vỉ nướng điện (loại di động) phải phù hợp với quy định tại TCVN 5699-2-9:2004 (IEC 60335-2-9:2002, Adm.1:2004) Thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tương tự. Yêu cầu cụ thể đối với lò nướng, lò nướng bánh mỳ và các thiết bị di động tương tự dùng cho nấu ăn.

-     Dây điện bọc nhựa PVC có điện áp danh định đến và bằng 450/750V phải phù hợp với quy định tại TCVN 6610-1:2007 (IEC 60227-1 :1998) Cáp cách điện bằng polyvinyl clorua có điện áp danh định đến và bằng 450/750V.

-     Dụng cụ điện đun nước nóng kiểu nhúng phải phù hợp với quy định tại TCVN 5699-2-74:2005 (IEC 60335-2-74:2002) Thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tương tự. Yêu cầu cụ thể đối với que đun điện.

-     Dụng cụ pha chè hoặc cà phê phải phù hợp với quy định tại TCVN 5699-2-15:2007 (IEC 60335-2-15:2005) Thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tương tự. Yêu cầu cụ thể đối với thiết bị đun chất lỏng.

-     Máy sấy khô tay phải phù hợp với quy định tại TCVN 5699-2-23:2007 (IEC 60335-2-23 :2005) Thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tương tự. An toàn. Phần 2-23: Yêu cầu cụ thể đối với thiết bị để chăm sóc da hoặc tóc.

Quý Đơn vị có nhu cầu tư vấn và chứng nhận hợp quy các sản phẩm tin xin vui lòng liên hệ theo địa chỉ cuối thư.Trung tâm Chứng nhận hợp quy Vietcert   hy vọng có cơ hội được cung cấp dịch vụ chứng nhận sản phẩm đến Quý Đơn vị.
Trân trọng cám ơn.
****************************************************************************

Thứ Hai, 21 tháng 8, 2017

MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ PHÂN BÓN



Chức năng của các nguyên tố dinh dưỡng
Đạm (N): Là hợp phần quan trọng của chất hữu cơ cấu tạo nên diệp lục tố, nguyên sinh chất, axít nucleic, Protein. Thúc đẩy sinh trưởng và phát triển của các mô sống. Cải thiện chất lượngcủa rau ăn lá, hạt ngũ cốc.

Lân (P): Là trung tâm trong quá trình trao đổi năng lượng và Protein của cây. Là thành phần của axít nucleic, amino axít, protein phospho – lipid, coenzim …, nhiễm sắc thể. Cần thiết cho sự phân chia tế bào, kích thích rễ và ra hoa.

Kali(K): Giúp tăng khả năng thẩm thấu qua màng tế bào, điều chỉnh độ pH, lượng nước ở khí khổng. Hoạt hoá ezim có liên quan đến quang hợp và tổng hợp Hydrat carbon. Giúp vận chuyển Hydrat carbon, tổng hợp protein. Cải thiện khả năng sử dụng ánh sáng khi thời tiết lạnh và mây mù. Do vậy, nâng cao khả năng chống rét và các điều kiện bất lợi khác của cây. Làm tăng độ lớn của hạt và cải thiện chất lượng của rau quả.

Lưu huỳnh (S): là thành phần của một số axít amin cũng như aminoaxít liên quan đến hoạt động trao đổi chất của Vitamin và các Coenzim A giúp cho cấu trúc Protein được vững chắc.

Magiê (Mg): là thành phần cấu tạo của diệp lục tố, có vai trò quan trọng trong quang hợp. Là hoạt chất của hệ ezim gắn liền với sự chuyển hoá hydratcarbon và tổng hợp axit nucleic. Thúc đẩy hấp thu và vận chuyển lân giúp đường vận chuyển dễ dàng hơn trong cây.

Sắt (Fe): Cần thiết cho sự tổng hợp và duy trì diệp lục tố trong cây. là thành phần chủ yếu của nhiểu enzim, đóng vai trò chủ yếu trong sự chuyển hoá diệp lục tố.

Đồng(Cu): là thành phần của men Oxydase và thành phần của nhiều enzimascorrbic, Phenolase… Xúc tiến quá trình hình thành Vitamin A.

Mangan(Mn): Xúc tác trong một số phản ứng enzim và sinh lý trong cây, cần thiết cho quá trình hô hấp của cây. Hoạt hoá các enzim liên quan đến sự chuyển hoá đạm và sự tổng hợp diệp lục tố. Kiểm soát thể Oxy hoá – khử trong tế bào ở các pha sáng và tối.

Bo(B): ảnh hưởng đến hoạt động của một số enzim. Có khả năng tạo phức với các hợp chất Polyhydroxy. Tăng khả năng thấm ở màng tế bào, làm cho việc vận chuyển Hydrát carbon được dễ dàng. Cần cho quá trình tổng hợp và phân chia tế bào. Giúp điều chỉnh tỷ lệ K/Ca trong cây. Thiết yếu với sự tổng hợp protein trong cây.

Molypđen(Mo): Xúc tác trong quá trình cố định và sử dụng đạm của cây là thành phần của men khử nitrat và men nitrogense. Cần thiết cho vi khuẩn cố định đạm cộng sinh ở nốt sần cây họ đậu.

Clo(Cl): Kích thích sự hoạt động của một số enzim và ảnh hưởng đến sự chuyển hoá hydrat carbon và khả năng giữ nước của mô thực vật.

Carbon(C): Là phần tử cơ bản cấu tạo nên Carbonhydrat, protein, lipit và axit nucleic

Oxy(O): Tham gia trong thành phần cấu tạo của hầu hết các chất hữu cơ trong cây.

Triệu chứng thiếu hụt dinh dưỡng

Thiếu đạm(N): Cây sinh trưởng còi cọc, số nhánh và chồi ít, xuất hiện màu xanh lợt đến vàng nhạt trên các lá già, bắt đầu từ chóp lá. Khi thiếu trầm trọng số hoa bị giảm nhiều năng suất thấp, hàm lượng protein thấp.

Thiếu lân(P): Cây còi cọc, thân yếu, các lá trưởng thành có màu xanh sẫm đến tím tía, rễ bị kìm hãm, khó ra hoa, số quả ít, chín chậm, năng suất, chất lượng thấp.

Thiếu kali(K): úa vàng dọc mép lá, chóp lá già chuyển nâu, sau đó lan dần vào trong theo chiều từ chóp lá trở xuống, từ mép lá trở vào. Cây phát triển chậm và còi cọc thân yếu dễ bị đổ ngã.

Thiếu lưu huỳnh(S): các lá non chuyển vàng hoặc vàng lợt. Sinh trưởng của chồi bị hạn chế, ảnh hưởng đến số hoa. Thân cứng, nhỏ và hoá gỗ sớm.

Thiếu Magiê(Mg): Vàng lá gân xanh ở các lá già, lá già ở thời kỳ cuối, mép lá cong lên. ở một số loại rau có các điểm vàng lợt đến da cam, đỏ hoặc tía. Thân yếu dễ bị nấm bệnh tấn công.

Thiếu Canxi(Ca): các lá non bị biến dạng hình thành đài hoa và quăn màu xanh lụa không bình thường, các chồi ngọn bị suy thoái, rễ yếu, cổ rễ thường gãy, chồi và hoa rụng sớm, thân yếu, năng suất, chất lượng thấp.

Thiếu kẽm(Zn): Các lá non nhỏ, biến dạng, mọc xít nhau, chuyển vàng trắng và xù ra. Số hoa, quả giảm mạnh, năng suất, chất lượng thấp.

Thiếu đồng(Cu): ở cây ngũ cốc xuất hiện màu vàng và quăn phiến lá, số bông bị hạn chế, hạt kém phát triển, ở cây có múi chết đen ở phần mới sinh trưởng, quả có những đốm nâu, khả năng chống chịu sâu bệnh ở cây kém.

Thiếu sắt(Fe): úa vàng các lá non, đỉnh và mép lá giữ màu xanh lâu nhất. Trường hợp thiếu nặng, toàn bộ thịt và gân lá chuyển vàng và cuối cùng trở thành trắng nhợt.

Thiếu Mangan(Mn): úa vàng gân của các lá non, đặc trưng bởi sự xuất hiện các đốm vàng và hoại tử. Xuất hiện vùng xám vàng gần cuống lá non.

Thiếu Bo(B): Lá biến dạng, dày, đôi khi giòn. Hoa kém phát triển, ít đậu quả quả non hay rụng. Vỏ quả dày, lõi thường bị thâm đen, lệch tâm năng suất. Chất lượng kém.

Thiếu Molyden(Mo): Đốm vàng ở gân giữa của các lá dưới, tiếp đó là hoại tử mép lá và lá bị gập nếp lại. ở rau, các mô lá bị héo, chỉ còn lại gân giữa của lá và một vài miếng phiến lá nhỏ. Thiếu Molypden thấy rõ ở cây họ đậu.

Thiếu Clo(Cl): Héo chóp lá non, úa vàng lá sau chuyển màu đồng thau và chết khô.

Ảnh hưởng của sự thiếu hụt đa nguyên tố:

Sinh trưởng và phát triển của cây có thể bị ảnh hưởng bởi tương tác giữa hai hay nhiều chất dinh dưỡng, do vậy, sự thiếu hụt đồng thời nhiều chất có thể xảy ra cùng một lúc. Sự thiếu hụt đa nguyên tố này có thể xảy ra trong trường hợp đất cung cấp không đủ một vài nguyên tố hoặc do bón phân mất cân đối nghiêm trọng (chỉ bón đạm, lân, kali mà không bón các nguyên tố trung và vi lượng …). ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của cây.Khi xuất hiện triệu chứng thiếu hụt dinh dưỡng, trước hết chúng ta cần phải xác định xem sự thiếu hụt là đơn hay đa nguyên tố từ đó mới xác định được nguyên tố cần bón và lượng bón thích hợp. Vì vậy, bón phân cân đối và hợp lý là yếu tố cần thiết nhằm đảm bảo cho cây trồng cho năng suấtvà chất lượng tốt nhất
****************************************************************************

CHỨNG NHẬN HỢP QUY GẠCH, ĐÁ ỐP LÁT

Chứng nhận hợp quy gạch ốp lát, đá ốp lát là việc đánh giá sản phẩm gạch ốp lát, đá ốp lát nhập khẩu hay sản xuất phù hợp các chỉ tiêu theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 16:2014/BXD, việc chứng nhận hợp quy (kiểm tra chất lượng) sẽ được thực hiện bởi đơn vị được chỉ định của Bộ Xây Dựng.

VÌ SAO PHẢI CHỨNG NHẬN HỢP QUY GẠCH, CHỨNG NHẬN HỢP QUY ĐÁ ỐP LÁT
v Gạch ốp lát, đá ốp lát là các loại hàng hóa vật liệu xây dựng có quy định phải chứng nhận hợp quytheo thông tư 15/2014/TT-BXD và quy chuẩn QCVN 16:2014/BXD
v Gạch ốp lát, đá ốp lát là hàng hóa thuộc nhóm 2 thuộc nhóm hàng hóa có nguy cơ mất an toàn theo quy định của Bộ Xây dựng

ĐƠN VỊ NÀO CẦN CHỨNG NHẬN GẠCH ỐP LÁT, CHỨNG NHẬN ĐÁ ỐP LÁT
v Các tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm, hàng hóa nhóm gạch ốp lát (gạch gốm ốp lát ép bán khô, gạch gốm ốp lát đùn dẻo, gạch mosaic)
v Các tổ chức, cá nhân nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa nhóm đá ốp lát

PHƯƠNG THỨC CHỨNG NHẬN
v Phương thức 5: Được áp dụng cho sản phẩm của nhà sản xuất có Chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001.
v Phương thức 7: Được áp dụng cho từng lô sản phẩm sản xuất, nhập khẩu trên cơ sở thử nghiệm mẫu đại diện của lô sản phẩm.
****************************************************************************

Để được cấp chứng chỉ ISO 9001


 

   Bước 1: Ra quyết định thực hiện
HTQLCL hiện tại của công ty có đáp ứng được yêu cầu quản lý, giám sát và kiểm tra hay không? Công ty có nhất thiết phải thay đổi HTQLCL hiện tại theo tiêu chuẩn ISO hay không? Nếu cần, ban lãnh đạo tổ chức nhất định phải có những hiểu biết về ISO. Vì vậy, khi quyết định xây dựng lại một HTQLCL theo đúng tiêu chuẩn ISO 9001, công ty cần tìm hiểu về ISO thông qua các khóa đào tạo nhận thức về ISO.
   Bước 2: Chọn người đại diện cho công ty
HTQLCL đạt chuẩn ISO yêu cầu phải có người chịu trách nhiệm chính. Vì vậy, công ty cần cử ra người đại diện làm lãnh đạo chất lượng (QMR). Lãnh đạo chất lượng phải là người am hiểu về ISO 9001 để có thể áp dụng có hiệu quả HTQLCL đạt chuẩn vào hệ thống hiện có của công ty. Đây còn là người thực hiện các cuộc đánh giá nội bộ ISO 9001 định kỳ hàng tháng.
   Bước 3: Xây dựng kế hoạch thực hiện
Sau khi xem xét các điều khoản và yêu cầu của HTQLCL theo chuẩn ISO, tổ chức cần kiểm tra xem mình có thể đáp ứng những yêu cầu nào? Còn thiếu những điều khoản nào? Có thể thay đổi để đáp ứng điều khoản đó hay không? Nếu có thể thì cần phải làm những việc làm gì? Khối lượng công việc ra sao? Ai sẽ phụ trách? Tất cả những câu hỏi đó phải có câu trả lời và được thực hiện theo từng bước một. Đó được gọi là kế hoạch thực hiện. Có được kế hoạch thực hiện rồi, tổ chức cũng dễ dàng xác định được thời gian đánh giá chứng nhận.
 Bước 4: Thông báo trong nội bộ
Sau khi đã xây dựng được kế hoạch thực hiện việc áp dụng tiêu chuẩn ISO, các thành viên trong tổ chức cần phải biết kế hoạch này. Sẽ có nhiều ý kiến trái chiều trong việc thay đổi theo HTQLCL theo chuẩn ISO. Bạn cần phải giải thích rõ để mọi người biết kế hoạch và thực hiện (đối với các bộ phận trực tiếp chịu ảnh hưởng) hoặc hỗ trợ (đối với các bộ phận có liên quan).
   Bước 5: Viết tài liệu ISO 9001 cho tổ chức
Tiêu chuẩn ISO 9001 đòi hỏi phải có hệ thống các tài liệu bắt buộc. Việc viết các tài liệu này sẽ làm tốn nhiều thời gian và công sức, nhưng nó cũng trả lời được câu hỏi: “Tổ chức sẽ được gì sau khi áp dụng HTQLCL chuẩn ISO 9001”? Sẽ có các mẫu sẵn có để bạn tham khảo và dựa vào đó để viết theo sao cho phù hợp và đúng với điều kiện thực tế của tổ chức. Mỗi một hạng mục, lại có nhiều mẫu để bạn tham khảo. Việc lựa chọn các mẫu này sao cho phù hợp cũng rất quan trọng. Nó phải đáp ứng được việc xây dựng và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001.
   Bước 6: Áp dụng vào thực tế
Tài liệu đã được viết ở bước 5 phải được thông báo đến các phòng, ban có liên quan để triển khai thực hiện. Trong quá trình đó, các quy trình làm việc mới có thể làm phát sinh ra một số vấn đề. Những vấn đề đó phải được ghi chép lại thành một hướng dẫn thực hiện chi tiết công việc. Việc này phải được chính những nhân viên trực tiếp làm công việc đó viết ra.
Bước 7: Đánh giá nội bộ
Ở bước 2, tổ chức đã cử người làm đại diện, có hiểu biết nhất định về ISO. Sau tất cả các bước thực hiện, ISO 9001 yêu cầu tổ chức phải đánh giá nội bộ định kỳ hàng tháng để biết được chất lượng công việc sau khi áp dụng HTQLCL ISO 9001. Đây là việc làm cần thiết và quan trọng trước khi được đánh giá chứng nhận ISO 9001.
   Bước 8: Đăng ký ISO 9001
ISO sẽ ủy quyền cho một tổ chức có đủ năng lực để đánh giá HTQLCL của tổ chức bạn đang làm. Nếu đủ các điều kiện, điều khoản mà ISO đưa ra trong từng hạng mục và điều khoản, tổ chức của bạn sẽ được cấp giấy chứng nhận ISO. Nếu chưa đủ điều kiện, bạn tiếp tục phải thay đổi lại cho phù hợp. Vì vậy, bạn phải chọn được tổ chức kiểm định và chứng nhận phù hợp với tổ chức của bạn để việc đăng ký ISO không mất nhiều thời gian.
   Bước 9: Nhận chứng chỉ ISO
Để nhận được giấy chứng nhận, tổ chức của bạn phải được tổ chức chứng nhận ISO ủy quyền đánh giá chất lượng. Họ thấy đã đạt các tiêu chí sẽ cấp giấy chứng nhận cho tổ chức. Nghĩa là, tổ chức của bạn phải vượt qua được kỳ đánh giá. Một vấn đề khó trong bước này là nhân viên trong tổ chức của bạn có thể sẽ không quen với việc đánh giá của người bên ngoài tổ chức. Vì vậy, bạn cần phổ biến đến nhân viên, hướng dẫn họ cách thức tương tác, phối hợp với chuyên gia đánh giá để cuộc đánh giá diễn ra hoàn hảo.
   Bước 10: Duy trì sau khi được cấp chứng chỉ ISO 9001

Việc nhận được chứng chỉ chưa phải là bước cuối cùng, việc duy trì chứng chỉ này sẽ giúp tổ chức đạt được nhiều lợi ích. Từ việc áp dụng HTQLCL đạt tiêu chuẩn sẽ nâng cao hiệu quả làm việc của tổ chức. Đây còn là một trong những yếu tố để đối tác của tổ chức cân nhắc và lựa chọn để hợp tác. Trong quá trình hoạt động, tổ chức cần cải tiến liên tục các quy trình và hệ thống của mình cho phù hợp với tình hình thực tiễn, làm cơ sở để tiếp tục duy trì ISO.
****************************************************************************