2. Về nhà xưởng, kho bảo quản thuốc bảo vệ thực vật
a) Nhà xưởng, kho bảo quản thuốc bảo vệ thực vật được bố trí trong khu công nghiệp đáp ứng quy định của khu công nghiệp. Nhà xưởng, kho bảo quản thuốc bảo vệ thực vật ngoài khu công nghiệp khi xây dựng phải cách trường học, bệnh viện, chợ tối thiểu 500 m;
b) Đảm bảo yêu cầu của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5507:2002 Hóa chất nguy hiểm - Quy phạm an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển.
3. Về thiết bị
a) Về thiết bị sản xuất
- Có thiết bị, dây chuyền sản xuất hoạt chất, thuốc kỹ thuật, sản xuất thành phẩm thuốc từ thuốc kỹ thuật và đóng gói thuốc bảo vệ thực vật;
- Có thiết bị đạt yêu cầu về an toàn theo quy định tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5507:2002 Hóa chất nguy hiểm - Quy phạm an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển.
b) Về phương tiện vận chuyển và bốc dỡ đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành đối với hàng nguy hiểm; phương tiện vận chuyển có hình đồ cảnh báo, báo hiệu nguy hiểm
Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) là tên gọi chung để chỉ các hoá chất dùng trong nông nghiệp, lâm nghiệp nhằm mục đích diệt sâu bệnh, cỏ dại, côn trùng và động vật gặm nhấm để bảo vệ sản xuất và bảo quản nông lâm sản.
* Phân loại thuốc bảo vệ thực vật
Có nhiều cách phân loại thuốc BVTV, trong đó có bốn cách phân loại chủ yếu sau đây.
Phân loại theo mục đích sử dụng.
Nhóm các chất trừ sâu, trừ nhện, trừ côn trùng gây hại:
+ Nhóm các chất trừ sâu có chứa Clo: DDT, Clodan
+ Nhóm các chất trừ sâu có chứa phốt pho: Wophatox, Diazinon, Malathion, Monitor...
+ Nhóm các hợp chất cacbamat: Sevin, Furadan, Mipcin, Bassa
+ Nhóm các hợp chất sinh học: Pyrethroid, Permetrin..
Nhóm các chất trừ nấm, trừ bệnh, trừ vi sinh vật gây hại:
+ Các hợp chất chứa đồng
+ Các hợp chất chứa lưu huỳnh
+ Các hợp chất chứa thuỷ ngân
+ Một số loại khác
Nhóm các chất trừ cỏ dại, làm rụng lá, kích thích sinh trưởng:
+ Các hợp chất chứa Phênol (2,4- D)
+ Các hợp chất của axits propyoníc (Dalapon)
+ Các dẫn xuất của cacbamat (ordram)
+ Triazin
Nhóm các chất diệt chuột và động vật gặm nhấm: Photphua kẽm và Warfarin
2. Phân loại theo nguồn gốc sản xuất và cấu trúc hoá học
Thuốc BVTV có nguồn gốc hữu cơ
+ Nhóm các chất trừ sâu có chứa Clo: DDT, Clodan
+ Nhóm các chất trừ sâu có chứa phốt pho: Wophatox, Diazinon, Malathion, + Monitor...
+ Nhóm các hợp chất cacbamat: Sevin, Furadan, Mipcin, Bassa
+ Các chất trừ sâu thuỷ ngân hữu cơ
+ Các dẫn xuất của hợp chất nitro
+ Các dẫn xuất của urê
+ Các dẫn xuất của axít propioníc
+ Các dẫn xuất của axít xyanhydríc
Các chất trừ sâu vô cơ
+ Các hợp chất chứa đồng
+ Các hợp chất chứa lưu huỳnh
+ Các hợp chất chứa thuỷ ngân
+ Một số loại khác
+ Các chất trừ sâu có nguồn gốc thực vật là ancaloid, thực vật có chứa nicotin, anabazin, pyrethroid
4. Phân loại theo độ bền vững
Các hoá chất BVTV có độ bền vững rất khác nhau, nhiều chất có thể lưu đọng trong môi trường đất, nước, không khí và trong cơ thể động, thực vật. Do vậy các hoá chất BVTV có thể gây những tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khoẻ con người. Dựa vào độ bền vững của chúng, có thể sắp xếp chúng vào các nhóm sau:
- Nhóm chất không bền vững: Nhóm này gồm các hợp chất phốt pho hữu cơ, cacbamat. Các hợp chất nằm trong nhóm này có độ bền vững kéo dài trong vòng từ 1- 12 tuần.
- Nhóm chất bền vững trung bình: Các hợp chất nhóm này có độ bền vững từ 1- 18 tháng. Điển hình là thuốc diệt cỏ 2,4D (thuộc loại hợp chất có chưa Clo).
- Nhóm chất bền vững: các hợp chất nhóm này có độ bền vững từ 2- 5 năm. Thuộc nhóm này là các loại thuốc trừ sâu đã bị cấm sử dụng ở Việt Nam là DDT, 666 (HCH),.. Đó là các hợp chất Clo bền vững.
-Nhóm chất rất bền vững: Đó là các hợp chất kim loại hữu cơ, loại chất này có chứa các kim loại nặng như Thuỷ ngân (Hg), asen (As)... Các kim loại nặng Hg và As không bị phân huỷ theo thời gian, chúng đã bị cấm sử dụng ở Việt Nam.
5. Các dạng thuốc BVTV.
Các dạng thuốc phổ biến hiện nay
- Nhũ dầu (EC, ND)
- Huyền phù (FL, SC)
- Bột hòa nước (SP)
- Dạng bã (B)
- Dung dịch (L, SL, DD)
- Bột thấm nước (WP, BTN)
- Dạng hạt (G, H)
* Tác dụng của thuốc BVTV
a. Thuốc BVTV tác dụng tiếp xúc
Cách thông thường để kiểm soát sâu hại là phun thuốc BVTV lên sâu hại hoặc lên bề mặt đối tượng cần bảo vệ có sâu đi qua với một lượng đủ thấm qua lớp vỏ cơ thể sâu hại. Thuốc có tác dụng như vậy gọi là thuốc có tác dụng tiếp xúc.
b. Thuốc BVTV tác dụng vị độc
Thuốc có tác dụng vị độc được sử dụng ở dạng phun, bột rắc hay mồi độc và được dùng để diệt các loài có hại qua đường miệng của chúng. Các loài có hại ăn phải thuốc cùng với thức ăn qua miệng.
c. Thuốc BVTV tác dụng nội hấp
Một vài loại côn trùng như ve, rệp,...hút nhựa bằng miệng. Chúng dùng miệng nhỏ hình kim cắm vào cây trồng và hút nhựa. Loài côn trùng này rất khó diệt bằng loại thuốc có tác dụng tiếp xúc. Nhờ cách gây độc vào nguồn thức ăn của chúng là nhựa cây, chúng ta có thể đưa thuốc vào cơ thể côn trùng đó. Đó là cách gây tác dụng nội hấp.
d. Thuốc BVTV tác dụng xông hơi
Để loại trừ một số sâu hại ngũ cốc, bột mì, chúng ta phải áp dụng biện pháp xông hơi. Thuốc xông hơi được đưa vào khu vực cần xử lý ở dạng rắn, lỏng hoặc dạng khí. Thuốc lan toả khắp không gian có sâu hại và diệt sâu hại qua đường hô hấp.
https://www.youtube.com/watch?v=Eq-OH4aAenI
Trung tâm Giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert với đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm, đội ngũ kỹ thuật đông đảo, nhanh chóng, chuyên viên tư vấn nhiệt tình, hết mình vì khách hàng. Chúng tôi luôn sẵn sàng được phục vụ quý khách hàng.
Ngày 08/02/2013, ông Nguyễn Văn Vinh - Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng đã ký Quyết định số 189/TĐC-HCHQ về việc chỉ định Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy là tổ chức chứng nhận hệ thống ISO: Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, HACCP - Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (Hazard Analysis and Critical Control Poin - HACCP), Hệ thống quản lý môi trường (EMS), Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008.
. Chứng nhận hợp quy thuốc bảo vệ thực vật. chứng nhận hợp quy thiết bị điện điện tử
[url=http://hopquythuocbaovethucvat10.blogspot.com/]Hợp quy thuốc bảo vệ thực vật[/url]
Theo quyết định này, Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy đủ năng lực thực hiện việc chứng nhận các hệ thống quản lý ISO sau:
- Hệ thống quản lý môi trường ISO 14001/TCVN ISO 14001
[url=http://chungnhanchatluongthepthongtu44.blogspot.com/]Chứng nhận chất lượng thép[/url]
- Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000/TCVN ISO 22000
[url=http://chungnhanhopquyphanbon0.blogspot.com/]Chứng nhận hợp quy phân bón[/url]
- Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm HACCP. Chứng nhận hợp quy thuốc bảo vệ thực vật. chứng nhận hợp quy thiết bị điện điện tử
Xem file Quyết định chỉ định tổ chức : [url=http://hopquythuocbaovethucvat10.blogspot.com/]Hợp quy thuốc bảo vệ thực vật[/url] Quý Công ty có nhu cầu tư vấn và chứng nhận ISO 22000 xin vui lòng liên hệ theo địa chỉ cuối thư hoặc truy cập vào website:
[url=http://hopquydiendientu1.blogspot.com/]Hợp quy thiết bị điện điện tử[/url] Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy hy vọng có cơ hội được cung cấp dịch vụ chứng nhận ISO 14001 đến Quý Công ty.Ngoài ra, đơn vị VietCert còn cung cấp dịch vụ [url=http://chungnhanhopquyphanbon0.blogspot.com/]Chứng nhận hợp quy phân bón[/url]và cung cấp dịch vụ : [url=http://chungnhanchatluongthepthongtu44.blogspot.com/]Chứng nhận chất lượng thép[/url] Trân trọng cám ơn. Best regards,
Luật này quy định quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa và tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa; quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa và tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa tại Việt Nam.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Sản phẩm là kết quả của quá trình sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ nhằm mục đích kinh doanh hoặc tiêu dùng.
2. Hàng hóa là sản phẩm được đưa vào thị trường, tiêu dùng thông qua trao đổi, mua bán, tiếp thị.
3. Sản phẩm, hàng hóa không có khả năng gây mất an toàn (sau đây gọi là sản phẩm, hàng hóa nhóm 1) là sản phẩm, hàng hóa trong điều kiện vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng hợp lý và đúng mục đích, không gây hại cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường.
4. Sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn (sau đây gọi là sản phẩm, hàng hóa nhóm 2) là sản phẩm, hàng hóa trong điều kiện vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng hợp lý và đúng mục đích, vẫn tiềm ẩn khả năng gây hại cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường.
VietCERTlà một trong những tổ chức chứng nhận hàng đầu của Việt Nam, VietCERTcung cấp dịch vụ chứng nhận ISO 9001, ISO 14001, ISO 27001, ISO 22000, OHSAS 18001 và PAS 43 (NHSS 17 & 17b) Quy trình chứng nhận iso 22000
BRC là tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm do Hiệp hội bán lẻ Anh quốc (British Retailer Consortium-BRC) thiết lập vào năm 1998, thích hợp cho việc kiểm soát chất lượng và an toàn thực phẩm. Tiêu chuẩn này được chấp nhận bởi hơn 8.000 doanh nghiệp thực phẩm tại hơn 80 quốc gia.
0 yêu cầu cơ bản của Tiêu chuẩn BRC bao gồm:
1. Cam kết của lãnh đạo cấp cao và liên tục cải tiến: Lãnh đạo cấp cao phải chứng minh cam kết đáp ứng các yêu cầu của Tiêu chuẩn BRC bằng cách cung cấp đầy đủ các nguồn lực, thông tin liên lạc, xem xét và hành động để cải tiến.
2. Kế hoạch an toàn thực phẩm - Phân tích mối nguy và kiểm soát: Kế hoạch an toàn thực phẩm cần được xây dựng dựa trên các nguyên tắc HACCP CODEX toàn diện, được triển khai áp dụng và duy trì. Kế hoạch này nên tham khảo các yêu cầu pháp lý, quy phạm hay hướng dẫn từ ngành liên quan.
3. Đánh giá nội bộ: Cần có một hệ thống đánh giá hiệu quả để xác minh Hệ thống quản lý chất lượng an toàn thực phẩm và các quy trình liên quan đảm bảo các yêu cầu của tiêu chuẩn, có hiệu quả và được tuân thủ.
4. Hành động khắc phục và phòng ngừa: Cần có các quy trình hiện hành để điều tra, phân tích và khắc phục sự không phù hợp có ảnh hưởng then chốt đến tính hợp pháp, chất lượng và an toàn của sản phẩm.
5 .Truy tìm nguồn gốc: Cần có một hệ thống hiện hành để theo dõi thành phẩm bằng số lô hàng, từ nguyên vật liệu, qua quá trình sản xuất đến khi thành phẩm được phân phối đến khách hàng. Hệ thống này nên được thiết kế để có thể truy xuất các thông tin này trong một khoảng thời gian hợp lý.
6. Cách bố trí, dòng sản phẩm và sự phân biệt: Cơ sở và trang thiết bị cần phải được thiết kế, xây dựng và duy trì để ngăn ngừa ô nhiễm của sản phẩm và tuân thủ theo các quy định pháp luật liên quan.
7. Dọn dẹp và vệ sinh: Các tiêu chuẩn dọn dẹp và làm sạch cần phải được duy trì để đạt được các tiêu chuẩn vệ sinh phù hợp và ngăn chặn sự lây nhiễm cho sản phẩm.
8. Xử lý các yêu cầu đối với vật liệu đặc biệt - vật liệu có chứa chất gây dị ứng và vật liệu được duy trì nhận dạng: Cần có các quy trình hiện hành để kiểm soát vật liệu đặc biệt bao gồm chất gây dị ứng và vật liệu được duy trì nhận dạng để tính hợp pháp, chất lượng và an toàn của sản phẩm không bị ảnh hưởng.
9. Kiểm soát hoạt động: Cần có các quy trình hiện hành để kiểm tra hiệu quả hoạt động của các thiết bị và các quá trình tuân theo kế hoạch an toàn thực phẩm, từ đó bảo đảm tính hợp pháp, chất lượng và an toàn của sản phẩm.
10. Đào tạo: Cần có một hệ thống để chứng minh rằng nhân viên có khả năng gây ảnh hưởng đến tính hợp pháp, chất lượng và sự an toàn của sản phẩm; có đủ năng lực, căn cứ vào trình độ, đào tạo hoặc kinh nghiệm làm việc.
Cụ thể: Không bón phân hoá học; không phun thuốc bảo vệ thực vật hoá học; không sử dụng thuốc trừ sâu; không phun thuốc kích thích sinh trưởng; phân bón hoàn toàn là phân hữu cơ (bón gốc và bón qua lá); không dùng hóa chất bảo quản.
Nếu vườn rau xuất hiện sâu bệnh phải dùng côn trùng có ích diệt sâu, hoặc con người phải trực tiếp bắt sâu. Ngoài ra, không tưới rau bằng nước thải của thành phố, vì nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt có chứa nhiều hóa chất ô nhiễm và vi trùng gây bệnh.
Khái niệm “rau an toàn” được quy định là các chất sau đây chứa trong rau không được vượt quá tiêu chuẩn cho phép: dư lượng thuốc hóa học; số lượng vi sinh vật và ký sinh trùng; dư lượng đạm nitrat (NO3); dư lượng các kim loại nặng (chì, thủy ngân, asenic, kẽm, đồng...).
Mùi vị, so với rau an toàn thì rau hữu cơ có mùi đậm đà, tự nhiên hơn do khả năng tích lũy dinh dưỡng trong một thời gian đủ dài, còn rau an toàn sinh trưởng ngắn hơn bởi tác động của các loại phân hóa học. Tuy nhiên, màu sắc của rau hữu cơ không đẹp mắt, đồng đều như rau an toàn.
Vẻ bề ngoài rau sạch thường không bóng bẩy láng mướt như loại vẫn được phun thuốc kích thích. Lá và thân hơi cứng, ít có vẻ mơn mởn. Điều này không chỉ đúng với các loại rau muống, ngót, cải mà còn thấy cả ở cải bắp. Lớp vỏ ngoài có vẻ khô cứng hơn, ít độ bóng. Củ quả sạch thường không được ngâm thuốc để bảo quản trong thời gian dài nên phần cuống vẫn còn tươi, trong khi những loại khác có thể quả vẫn đẹp nhưng phần cuống không còn hoặc quá “cũ kỹ”. Các loại rau cải thường vẫn có những cái lỗ do sâu gây ra.
Quy trình trồng rau an toàn vẫn được phép dùng thuốc bảo vệ thực vật miễn là loại nằm trong danh mục cho phép, dùng đúng cách và đảm bảo thời gian cách ly. Do đó, rau an toàn không nhất thiết phải cằn khô hay bị sâu cắn mà vẫn có thể đẹp mắt, tuy không đến mức láng mượt như rau không sạch. Vì vậy, ngoài việc phân biệt bằng mắt còn cần tìm đến những điểm bán rau an toàn có giấy phép.
Rau sạch là rau phải hội tụ 3 sạch gồm: đất sạch, phân bón sạch và thuốc bảo vệ thực vật cũng phải sạch. Thuốc bảo vệ thực vật là các loại hoá chất độc, giết chết được sâu bọ nên cũng là chất độc đối với con người.
Các hoá chất bảo vệ thực vật thường có thời gian tồn tại nhất định trên bề mặt cây cối, trong đất gieo trồng. Nhiều khi người sử dụng lại phun trực tiếp hoá chất bảo vệ thực vật lên nông sản ngay trước ngày thu hoạch hoặc ngâm rau quả vào thuốc để bảo quản lâu ngày hoặc để kích thích quả chín nhanh.
Điều này là căn nguyên làm tăng đáng kể dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật trong các sản phẩm rau, quả trên thị trường, ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ người tiêu dùng.
Tuỳ theo mức độ lượng hoá chất bảo vệ thực vật thâm nhập nhiều hay ít vào cơ thể, triệu chứng ngộ độc biểu hiện: chóng mặt, hoa mắt, đau đầu buồn nôn, tức ngực, khó thở, hôn mê và nặng có thể dẫn đến tử vong.
Để phòng ngừa phải từ 2 phía: Người tiêu dùng cần mua rau quả tại các quầy bán rau sạch được cấp phép, khi mua rau quả về nhất thiết phải ngâm rửa trong chậu đủ nước hoặc dưới vòi nước để rửa sạch trước khi nấu hoặc gọt bỏ vỏ trước khi ăn. Người gieo trồng không vì lợi nhuận cá nhân mà hãy vì sức khoẻ cộng đồng, bằng cách tuân thủ việc phun thuốc bảo vệ thực vật đúng qui định.
Tuỳ loại thuốc mà thời gian cách ly ngắn hay dài để thuốc phân huỷ sao cho khi thu hoạch, nồng độ tồn dư trong ngưỡng cho phép mà Bộ Y tế đã qui định thì sẽ không có hại cho sức khoẻ.
HACCP (Hazard Analysis Critical Control Point) là hệ thống quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm dựa trên nguyên tắc phân tích mối nguy và kiểm soát điểm kiểm soát tới hạn trong quá trình sản xuất thực phẩm để đảm bảo rằng thực phẩm là an toàn khi tiêu dùng. Ngoài việc nhận diện những mối nguy có thể xảy ra trong quá trình sản xuất thực phẩm, nó còn đặt ra các biện pháp kiểm soát để phòng ngừa. Hệ thống này được hình thành vào những năm 1960 bởi Công ty Pillsbury. Cùng với Viện Quản lý Không gian và Hàng không Quốc gia (NASA) và phòng thí nghiệm quân đội Mỹ ở Natick, Công ty Pillsbury đã phát triển hệ thống này để bảo đảm an toàn thực phẩm cho các phi hành gia trong chương trình chinh phục không gian. Dần dần HACCP được phát triển theo yêu cầu của thị trường và được áp dụng trong sản xuất công nghiệp. Nhiều tổ chức quốc tế như Viện Hàn lâm Khoa học quốc gia Mỹ, Ủy ban Tiêu chuẩn hoá thực phẩm Quốc tế CODEX đã thừa nhận HACCP là một hệ thống có hiệu quả kinh tế nhất cho bảo đảm an toàn, vệ sinh thực phẩm. HACCP trở nên quan trọng bởi vì nó kiểm soát mọi mối nguy tiềm ẩn trong suốt quá trình sản xuất thực phẩm, thông qua việc kiểm soát những mối nguy như: tác nhân gây ô nhiễm, vi sinh vật, hóa học, vật lý, nhà sản xuất có thể đảm bảo tin rằng sản phẩm của họ an toàn cho người tiêu dùng. Ở Việt Nam, HACCP đã được biết đến từ năm 1992 và hiện nay nó đã được áp dụng rộng rãi trong các cơ sở chế biến thủy sản, đặc biệt là thủy sản xuất khẩu.
CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA HACCP
Nguyên tắc 1: Tiến hành phân tích mối nguy Nguyên tắc 2: Xác định các điểm kiểm soát tới hạn (CCP) Nguyên tắc 3: Thiết lập các giới hạn tới hạn Nguyên tắc 4: Thiết lập hệ thống giám sát sự kiểm soát của CCP Nguyên tắc 5: Thiết lập hành động khắc phục cần tiến hành khi khâu giám sát chỉ ra rằng một CCP nào đó không được kiểm soát. Nguyên tắc 6: Thiết lập các thủ tục kiểm tra xác nhận để khẳng định là hệ thống HACCP hoạt động hữu hiệu Nguyên tắc 7: Lập tư liệu về tất cả các thủ tục và các ghi chép phù hợp với các nguyên tắc này và tương ứng với việc ứng dụng chúng.
12 bước áp dụng hợp lý đó là: (1) Lập nhóm công tác về HACCP; (2) Mô tả sản phẩm; (3) Xác định mục đích sử dụng; (4) Thiết lập sơ đồ quy trình sản xuất; (5) Thẩm tra sơ đồ quy trình sản xuất; (6) Xác định và lập danh mục các mối nguy hại và các biện pháp phòng ngừa; (7) Xác định CCP; (8) Thiết lập các ngưỡng tới hạn cho từng CCP; (9) Thiết lập hệ thống giám sát cho từng CCP; (10) Thiết lập các hành động khắc phục; (11) Thiết lập các thủ tục thẩm tra; (12) Thiết lập bộ tài liệu và lưu giữ hồ sơ HACCP. Lợi ích:
- Giảm giá thành sản phẩm do giảm chi phí xử lý sản phẩm sai hỏng, chi phí và thời gian đánh giá thử nghiệm trong quá trình giao nhận, đấu thầu; - Được xem xét miễn, giảm kiểm tra khi có giấy chứng nhận và Dấu Chất lượng Việt Nam; - Giấy chứng nhận hợp chuẩn là bằng chứng tin cậy và được chấp nhận trong đấu thầu; - Gia tăng cơ hội cạnh tranh trên thị trường với bằng chứng được thừa nhận về sự phù hợp với một tiêu chuẩn đã được chấp nhận ở cấp độ quốc gia, khu vực hay quốc tế; Đáp ứng các yêu cầu luật định của quốc gia và có cơ hội để vượt qua rào cản kỹ thuật của nhiều thị trường trên thế giới với các thoả thuận thừa nhận song phương và đa phương; Sử dụng kết quả chứng nhận hợp chuẩn trong Công bố phù hợp tiêu chuẩn; Có được niềm tin của khách hàng, người tiêu dùng và cộng đồng với uy tín của Dấu Chất lượng Việt Nam và Dấu công nhận quốc tế; Thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về chất lượng và an toàn của sản phẩm.
Trên thực tế, hai hệ thống này có những điểm tương đồng là đều hướng về mục tiêu giúp các DN chế biến, sản xuất thực phẩm kiểm soát các mối nguy từ khâu nuôi trồng, đánh bắt cho tới khi thực phẩm được sử dụng bởi người tiêu dùng, nhằm đảm bảo an toàn về thực phẩm. ISO 22000 và HACCP đều quy định DN muốn áp dụng phải thực hiện 7 nguyên tắc do Ủy ban Codex đưa ra nhằm xác định việc kiểm soát các nguy đối với thực phẩm. Khi áp dụng ISO 22000 hay HACCP, các DN đều phải đảm bảo thực hiện các Chương trình tiên quyết (GMP, SSOP...) nhằm hạn chế các mối nguy đối với thực phẩm, phải xây dựng một hệ thống kiểm soát bao gồm: các quá trình, thủ tục kiểm soát, hệ thống văn bản hỗ trợ... Điểm khác biệt lớn nhất giữa hai hệ thống này là ISO 22000 quy định thêm các yêu cầu về hệ thống quản lý với cấu trúc và nội dung cụ thể tương tự ISO 9001:2000. Hiện nay nước ta chưa có quy định bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 đối với các DN thực phẩm; tuy nhiên trong tương lai có thể DN đã áp dụng HACCP sẽ phải chuyển đổi sang ISO 22000 trong các trường hợp: Quy định của cơ quan có thẩm quyền bắt buộc phải áp dụng ISO 22000; do thị trường, khách hàng yêu cầu hoặc khi DN muốn có chứng chỉ Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm mà tổ chức chứng nhận cấp theo ISO 22000. Cho dù không có quy định bắt buộc áp dụng, thì xu hướng lựa chọn ISO 22000 đối với DN thực phẩm vẫn trở thành phổ biến. Bởi vì bản thân tiêu chuẩn ISO 22000 đã bao gồm các yêu cầu của HACCP, ngoài ra ISO 22000 còn bao gồm các yêu cầu về một Hệ thống quản lý, vì vậy việc lựa chọn ISO 22000 có thể giúp doanh nghiệp một cách toàn diện các khía cạnh và quá trình liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm. Một DN đã áp dụng HACCP và ISO 9001 thì việc chuyển đổi sang ISO 22000 là khá thuận lợi vì đã có kinh nghiệm về hệ thống quản lý và kiểm soát mối nguy.
Tổ chức ISO đã ban hành một số tiêu chuẩn về lĩnh vực thực phẩm sau: ISO 22000: 2005 Food safety management systems- Requirements for any organizations in the food chain (Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm- Yêu cầu cho mọi tổ chức trong chuỗi cung ứng thực phẩm); ISO /TS 22003: 2007 Food safety management systems- Requirements for bodies providing audit and certification of food safety management systems (Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm – Các yêu cầu đối với các cơ quan đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm); ISO/TS 22004:2005 Food safety management systems- Guidance on the application of ISO 22000:2005 (Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm- Hướng dẫn áp dụng ISO 22000:2005)